Ảnh đính kèm
Vui lòng nhập nội dung bình luận.
Vài ý kiến cũ để phát triển du lịch, đăng lại vì chưa thấy cải thiện:1) Về sản phẩm du lịch: Cần có lộ trình và kiểm soát lộ trình tạo ra các điểm nhấn du lịch, điểm nhấn có thể... không phải là một cái gì đó quá to tát, khổng lồ hoặc quá tốn kém đắt tiền mà đặc trưng của nó cơ bản gồm: (i) sự độc đáo, (ii) mỹ thuật, (iii) tính lịch sử, (iv) mang bản sắc (nét văn hóa) của địa phương hoặc biểu trưng của một thời kỳ nhất định. Có những điểm nhấn có thể tạo dựng được ở các thành phố như những công viên, khu vườn được thiết kế đẹp mắt (có rất nhiều ví dụ: Vườn Luxembourg ở Paris - Pháp, Vườn Bách thảo Brooklyn – Mỹ, Vườn Versailles – Pháp, Vườn Keukenhof – Hà Lan, Vườn Nong Nooch ở Pattaya – Thái lan, Vườn Butchart – BC Canada, Vườn Ronsenborg – Copenhagen Đan Mạch ....). Có những điểm nhấn chỉ là một khu chợ người địa phương mang bán những nông sản, sản vật địa phương mang đậm nét văn hóa đặc sắc của địa phương đó (ví dụ: chợ cá ở Tokyo-Nhật bản, chợ cá ở Busan – Hàn quốc, chợ La Boqueria ở Barcelona -Tây ban nha, Chợ gia vị Spice Bazzar ở Istanbul – Thổ Nhĩ Kỳ, Chợ Pike Place ở Seattle – Mỹ ....). Có những điểm nhấn chỉ là một con đường được thiết kế đẹp và trồng hoa anh đào hai bên đường hoặc những thung lũng hoặc công viên trồng số lượng lớn và có quy hoạch các loại hoa nở đẹp theo mùa và ít sâu bệnh như hoa anh đào, hoa mận, hoa lê, hoa tam giác mạch, hoa oải hương ...). Và tất nhiên, điểm nhấn là những di chỉ, di tích, phế tích ... mang trong mình văn hóa lịch sử của địa phương của dân tộc. Ngoài ra, có những điểm nhấn vô hình (phi vật thể) nằm trong văn hóa nghệ thuật của địa phương vốn rất cần chính sách cụ thể để bảo tồn, phát triển. Việc cá nhân, tổ chức tự ý tạo ra sản phẩm du lịch để kinh doanh (thu tiền từ du khách) cần có ý kiến của địa phương về sự phù hợp với văn hóa, môi trường địa phương và đảm bảo mỹ thuật, vệ sinh và an toàn cho du khách; không áp dụng với những sản phẩm do người dân tạo ra nhưng không sử dụng với mục đích kinh doanh.2) Về chính sách quản lý du lịch: Cần đặc biệt quan tâm đến giải pháp quản lý thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại các điểm du lịch đảm bảo luôn sạch đẹp hấp dẫn khách du lịch (nếu cần thiết phải đầu tư các nhà máy phân loại và xử lý rác thải đủ lớn đồng thời với dự án du lịch, thậm chí trước đó), có chế tài đủ mạnh để răn đe và khắc phục hậu quả đối với hành vi xả rác bừa bãi (của cả du khách và cư dân địa phương) hoặc làm ảnh hưởng tới môi trường hoặc ảnh hưởng tiêu cực tới các điểm du lịch. Cần có chính sách nghiêm khắc chống mọi hành vi chặt chém, chèn ép khách, bao gồm việc bắt buộc niêm yết giá tại các điểm du lịch, nhà hàng và thường xuyên tổ chức tuyên truyền, kiểm tra định kỳ. Có biện pháp quản lý chặt chẽ các hoạt động du lịch của các công ty lữ hành đảm bảo hoạt động du lịch tạo ra giá trị gia tăng cho Việt Nam, không cấp phép cho những biến tướng dạng Tour-0-đồng và trong chương trình tour có các (nhiều hơn 1) điểm đến mua sắm do những công ty tại Việt Nam nhưng thực tế là người nước ngoài (thường là Trung Quốc) làm chủ và thu lợi nhuận qua liên kết với công ty lữ hành tổ chức tour du lịch.3) Khách du lịch muốn tìm kiếm gì ở những chuyến du lịch? Có thể nói họ muốn kiếm tìm và tận hưởng cảm giác hạnh phúc và những thứ mà họ có thể thỏa mãn được bản thân thông qua những chuyến du lịch, có thể kể đến như là cảm giác sung sướng hạnh phúc khi được ngắm nhìn cảnh đẹp với người mình yêu quý. Cảm giác khao khát được khám phá chinh phục những đỉnh núi cao tuyết phủ, cảm giác được thỏa mãn hài lòng với khung cảnh đẹp đẽ và dịch vụ tuyệt vời của điểm du lịch. Cảm giác thú vị khi được ăn những món ăn lạ đẹp và ngon, cảm giác hào hứng khi được tham gia một bữa tiệc đồng quê hoặc lễ hội với cư dân địa phương. Cảm giác hồi hộp kích thích khi khám phá những hang động sâu thẳm kỳ vĩ, tất nhiên là cũng có bao gồm cả những thú vui khác không thực sự phù hợp với pháp luật Việt Nam như đánh bạc hoặc mại dâm... Vì vậy, để thu hút du lịch thì đầu tiên là đừng có làm người ta cụt hứng, đừng làm những thứ mà người ta khó chịu, có thể kể ra vài ví dụ như: sản phẩm du lịch nghèo nàn cả về hình thức lẫn nội dung và không được đầu tư xứng đáng, khó xin visa hoặc tốn nhiều chi phí, vệ sinh môi trường kém và rác thải tràn lan, người làm du lịch mang tư tưởng và hành động chặt chém khách du lịch, thái độ không thân thiện và thiếu văn minh, an ninh xã hội kém (hay xảy ra mất cắp móc túi...), hướng dẫn viên không được đào tạo chuyên nghiệp và thiếu kiến thức, giá cả dịch vụ cao hoặc không xứng đáng so với chất lượng dịch vụ, cho phép tồn tại nhà trọ hoặc khu lưu trú cho khách nước ngoài thuê mà không đảm bảo vệ sinh... Ngoài ra, cái cần thay đổi đầu tiên chính là nhận thức, là tư duy của các nhà quản lý các cấp có thẩm quyền để quyết liệt triển khai thực hiện hoạt động thu hút và phát triển du lịch có lộ trình, có chương trình, có kế hoạch, có quản lý kiểm soát định kỳ bài bản, có học tập kinh nghiệm quốc tế và rút kinh nghiệm định kỳ; cùng với đó là sửa đổi pháp luật, chính sách để loại bỏ các rào cản kìm hãm, tạo cơ hội và động lực phát triển mới cho ngành du lịch.[xem thêm]
Đồ ăn Việt Nam nói chung ngon, món ăn đa dạng nhưng vệ sinh tại các quán bình dân tạo nên tiếng tăm thì lại khá là kém nếu không nói là bẩn, có lẽ chính quyền địa phương nên phát động... một chương trình gắn Sao Ngon & Sạch cho các hàng quán, đưa các tiêu chí cụ thể (về sự sạch sẽ, về sự an toàn,..) và có các đội đánh giá khách quan cho các hàng quán bất kể quy mô, những hàng quán nào đạt yêu cầu thì có gắn sao và chứng nhận, đồng thời đưa vào danh sách giới thiệu quảng bá du lịch của năm, như vậy có thể tạo động lực cho các chủ quán thi đua theo hướng tích cực làm tăng giá trị ẩm thực của Việt Nam, qua đó tăng thương hiệu du lịch.[xem thêm]