Ảnh đính kèm
Vui lòng nhập nội dung bình luận.
Nhà nho, người thầy doanh nhân Lương Văn Cang nói: “Nhà buôn cần có đủ thương đức thương tài mới cạnh tranh được với tư bản thế giới”;"Đương buổi thế giới cạnh tranh này, các nước phú... cường không đâu là chẳng đua tài thi sức ở trong trường thương chiến, văn minh càng tiến bộ, buôn bán càng thịnh đạt. Buôn bán thịnh đạt thời trong nước giàu mạnh không biết đâu là cùng, buôn bán suy thời trong nước nghèo yếu không biết đâu mà kể, cứ xem cái trình độ buôn bán một nước cao hay thấp, rộng hay hẹp thời xét được dân nước ấy giàu hay nghèo, văn hay dã. Việc buôn bán có quan hệ thịnh suy như thế, ta há nên coi thường xem khinh được sao?". Nhìn lại chiến lược đẩy mạnh CNH-HĐH (1996-2020) không thành công nguyên nhân chính yếu rất có thể là do thiếu một chiến lược hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nội địa hiệu quả. Nghiền ngẫm từ thực tế nông dân tui thấy Người Hoa ở Sóc Trăng và Sài Gòn rất giỏi kinh doanh, giàu có nhưng họ lại cho con cháu mình đi làm thuê cho những nhà giàu khác sau một thời gian mới trở về nhà kinh doanh. Lúc ban đầu tui cho đó là một phương pháp rèn luyện và bổ sung thêm kỹ năng từ người khác mà gia đình họ không có nhưng ngẫm lại tui chợt nhận ra đây là một chiến lược hẵn hoi, một dạng của “tình báo kinh tế” thứ thiệt. Khi thả một quân cờ vào một nơi nhất định để nắm bắt tất cả các phương thức hoạt động từ đối tác cung ứng… cho tới hệ thống phân phối. Liên hệ tới việc vùng lãnh thổ rộng lớn ( tóp 4 thế giới) bị gắn mác dùng “bàn tay đen” để sao chép công nghệ chúng ta thấy rằng có một logic nhất định. Cục phát triển DN Bộ KH&ĐT và Bộ KH&ĐT là tham mưu trưởng về chiến lược phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là phát triển DN làm công nghiệp hỗ trợ. Thế nhưng đã gần 30 năm kể từ ngày đẩy mạnh CNH-HĐH, nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ thì DN nội địa, thuần Việt vẫn gặp rất nhiều khó khăn liên quan rất nhiều đến thể chế chính sách, tiếp cận vốn, tín dụng, lãi suất… làm cho trình độ kinh doanh phát chậm phát triển, thậm chí có sự teo tốp dần về tỷ trong xuất khẩu ( năm 2000 là 50% nay FDI chiếm 70 giá trị xuất khẩu; DN nội địa hơn 95% là vừa và nhỏ vẫn SX giản đơn, nhỏ về quy mô, kém về năng lực, ít liên kết với FDI ). Đây là nhũng vấn không hề nhỏ, đúng tầm với những vấn mà QH giải quyết. Đổi mới sáng tạo được khẳng định là động lực phát triển của quốc gia thì tại sao lại để vướn những việc như thế này lâu tới như vậy? mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nuớc quản lý, Nhân dân làm chủ”; mối quan hệ “ Nhà nước, Thị trường và XH” phải như thế nào? 4 nội dung đổi mới sáng tạo liên quan tới 3 đột phá của Đảng khẳng định và trực tiếp vào vấn đề này ra sao? Có mối liên hệ nào với vai trò, nhiệm vụ của HĐLLTW trong tổng kết thực tiễn hay không? Đổi mới sáng tạo ngay trọng hệ thống các cơ quan Đảng như thế nào để giải quyết vấn đề đó. Tui đồng tình với Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ, anh nói là con người chính trị phải là tổng hợp con người của chính trị kinh tế và tôn giáo ( quan niệm của anh tôn giáo là đạo đức) vàtrong anh dường như rất thấm nhuần triết lý Lương văn Cang, gần gủi với phong cách Bác Hồ. DN nội địa yếu đi lập tức tác động làm biến động thị trường lao động vì lao động chúng ta phần nhiều là lao động thiếu kỹ năng, giá rẻ đi liền với nền kinh tế thâm dụng lao động, thâm dụng vốn là chính. Tinh thần khởi nghiệp thoạt nghe cũng rất phấn khởi nhưng nếu về sâu xa sở dĩ khu vực hộ cá thể, dân doanh rất nhiều, không lớn nổi, chỉ mong có đồng lời chính là do 3 khu vực doanh nghiệp không có đủ việc làm thỏa đáng, hấp thụ hết tất cả các cơ cấu lao động và chính sách phúc lợi anh sinh chưa đồng bộ khiến cho người dân phải “tự kiếm ăn”, “tự bơi” rồi bị lẫn vào với khởi nghiệp?[xem thêm]
Thị trường vốn hiện nay còn méo mó.
Không vay NH doanh nghiệp cũng không đủ vốn sản xuất, đầu tư.
Vấn đề mang tính dài hơi.